Ghrelin Và Mối Liên Quan Với Việc Giảm Cân

Việc ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để có một thân hình đẹp, là một hành trình khó khăn đòi hỏi sự kiên trì và cần một kiến thức am hiểu về các chất hoạt động chuyển hóa trong cơ thể.

Trong đó, Ghrelin là một hormone điều chỉnh năng lượng của hệ tiêu hóa có tầm quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lấy lại vóc dáng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không biết đến nguyên lý hoạt động của Ghrelin, làm giảm hiệu quả trong công cuộc giảm cân.

Ghrelin Và Mối Liên Quan Với Việc Giảm Cân
Ghrelin Và Mối Liên Quan Với Việc Giảm Cân

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Venus56 tìm hiểu về Ghrelin và mối liên quan với việc giảm cân giúp ích đến sự thành bại cho hành trình lấy lại vóc dáng của bạn.

Ghrelin Là Gì?

Ghrelin hay còn được biết đến với cái tên “hormone đói” hay lenomorelin, được sản xuất bởi các tế bào tạo Ghrelin trong đường tiêu hóa. Chúng có chức năng như một chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh việc điều chỉnh sự thèm ăn, Ghrelin cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự phân bố và tỷ lệ sử dụng năng lượng.

Ghrelin hay còn được biết đến với cái tên "hormone đói" hay lenomorelin
Ghrelin hay còn được biết đến với cái tên “hormone đói” hay lenomorelin

Khi dạ dày trống rỗng, Ghrelin được sản sinh. Nó được đưa vào máu, đi qua hàng rào máu não và kết thúc ở vùng dưới đồi, nơi mà nó phát ra tín hiệu rằng bạn đang đói. Nói cách khác, nó kích thích sự thèm ăn của cơ thể và khiến chúng ta phải “dập tắt” cơn đói bằng một bữa ăn.

Nồng độ Ghrelin cao trước khi ăn và ngược lại, sau bữa ăn, nồng độ Ghrelin sẽ giảm xuống. Theo một số ý kiến, Ghrelin là một hormone “xấu” khiến chúng ta thèm ăn, dẫn đến quá trình giảm cân trở nên khó khăn thậm chí thất bại. Tuy nhiên, đây cũng là loại hormone cần thiết báo hiệu khi nào cơ thể cần nạp năng lượng, giúp duy trì lượng mỡ cơ thể ở mức khỏe mạnh.

Mối Liên Quan Của Ghrelin Với Việc Giảm Cân

Nồng độ Ghrelin trong cơ thể tăng cao khi đói, gây cảm giác thèm ăn

Theo nghiên cứu của các giáo sư, tiến sĩ đại học University of Washington, lượng Ghrelin sẽ cao trước bữa ăn, tức là khi dạ dày đang ở trạng thái rỗng. Sau đó, chúng giảm xuống đáng kể ngay khi bạn được ăn, đặc biệt giảm hẳn khi bạn đã no. Những người có lượng mỡ thừa cao hơn người bình thường sẽ nhạy cảm hơn với các hiệu ứng của ghrelin.

Trong giai đoạn bắt đầu ăn kiêng theo một chế độ nhất định, dù cơ thể bạn có lượng mỡ nhiều hay ít, lượng ghrelin sẽ tăng mỗi khi dạ dày rỗng, dẫn tới cơn đói. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, trong giai đoạn mới bắt đầu quá trình giảm cân, sự thèm ăn sẽ tăng lên hơn bao giờ hết, cộng với sự trao đổi chất giảm đi đáng kể sẽ là lý do khiến rất nhiều người không thể vượt qua giai đoạn đầu của quá trình này – cũng là giai đoạn khó khăn đòi hỏi sự kiên trì và ý chí mạnh mẽ nhất.

Nồng độ Ghrelin trong cơ thể tăng cao khi đói, gây cảm giác thèm ăn
Nồng độ Ghrelin trong cơ thể tăng cao khi đói, gây cảm giác thèm ăn

Một người càng duy trì chế độ ăn uống giảm cân lâu dài, khi lượng mỡ thừa ít dần và với lượng cơ bắp tăng đều lên, Ghrelin trong cơ thể sẽ càng tăng cao. Bạn sẽ luôn cảm thấy đói và vì thế, dù đã thành công trong việc đạt được số cân nặng khiến bạn hài lòng, việc duy trì nó còn trở nên khó khăn hơn.

Không phải tự nhiên mà rất nhiều người sau khi giảm cân thành công đã không thể khống chế cảm giác thèm ăn, cộng với tâm lý thỏa mãn với cân nặng hiện tại đã khiến nỗ lực trước đó trở thành công cốc.

Làm thế nào để lượng Ghrelin luôn duy trì ở mức thấp, hỗ trợ quá trình giảm cân?

Đồng hồ sinh học của cơ thể được vận hành bởi rất nhiều yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện, làm việc,… Vì vậy, ép cơ thể thay đổi một cách đột ngột bằng các phương pháp tiêu cực gây hại cho sức khỏe.

Muốn giảm nồng độ Ghrelin trong cơ thể, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Ngủ đủ giấc: rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất lượng giấc ngủ có liên quan mật thiết đến chỉ số cân nặng của cơ thể. Người hay bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc có khả năng tăng cân, béo phì cao hơn so với những người đi ngủ sớm, ngủ đủ thời gian trong một ngày.
  • Uống nhiều nước: như đã đề cập, Ghrelin được tiết ra nhiều hơn khi dạ dày ở trạng thái rỗng. Vì vậy, nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn kiêng bằng cách cắt bỏ bớt khẩu phần ăn hàng ngày, hãy nhớ luôn mang theo nước bên mình để uống bất cứ khi nào có cảm giác đói. Nước sẽ giúp tạo cảm giác “no giả” và lấp đầy dạ dày.
  • Giảm lượng calories hấp thụ hàng ngày: hãy tạo cho mình thói quen đếm lượng calo hàng ngày bạn nạp vào cơ thể. Một người bình thường tiêu thụ khoảng 2000 calo/ngày với những hoạt động thường nhật. Giảm lượng calo xuống còn khoảng 1500 calo/ngày sẽ giúp giảm được nồng độ Ghrelin trong cơ thể.
Duy trì Ghrelin ở mức thấp giúp bạn giảm cân hiệu quả
Duy trì Ghrelin ở mức thấp giúp bạn giảm cân hiệu quả

Giảm cân là cả một quá trình cộng hưởng nhiều yếu tố, nói một cách hoa mỹ thì nó chính là một cuộc chiến. Vì vậy, hãy trang bị cho mình những vũ khí và chiến lược hợp lý nhất để kết quả cuối cùng thu được là một chiến thắng thật vẻ vang.

Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về Ghrelin và mối liên quan với việc giảm cân mà Venus56 muốn cung cấp cho bạn đọc có thêm những cẩm nang trong quá trình lấy lại vóc dáng. Chúc bạn thành công.

5/5 - (1 bình chọn)

About vancaylahoa

Trần Xuân Quốc là một người có đam mê về thời trang, công nghệ, làm đẹp. Quốc chuyên tìm hiểu, nghiên cứu thông tin về các sản phẩm, phương pháp làm đẹp, giải pháp công nghệ để gửi đến tất cả mọi người. Các thông tin bổ ích nhất. Mong mọi người đón đọc và luôn ủng hộ quốc nhé

Trả lời