Nhận Biết Trẻ Thừa Cân, Béo Phì & Cách Khắc Phục

Thừa cân, béo phì không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể để lại nhiều biến chứng về sau. Do đó, làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ đang là vấn đề được quan tâm hiện nay.

Để giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về phương pháp phòng tránh tình trạng thừa cân béo phì cho con em, bài viết sau đây Venus56 xin chia sẻ cách nhận biết trẻ thừa cân, béo phì và hướng khắc phục hiệu quả nhất.

Thừa Cân, Béo Phì Là Gì?

Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) tình trạng thừa cân, béo phì được hiểu là:

  • Thừa cân là tình trạng có số cân vượt quá mức cân nặng tiêu chuẩn nên có so với chiều cao.
  • Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ thừa quá mức tại một số vùng của cơ thể như: đùi, nách, bụng, ngực, cánh tay, mặt,… hay toàn thân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
cách nhận biết trẻ bị thừa cân béo phì
Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ

Chia sẻ mẹo hay: Cách giảm cân cho học sinh tại nhà an toàn, hiệu quả nhất.

Nguyên Nhân Dẫn Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Ở Trẻ

Thừa cân, béo phì là một bệnh phức tạp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý này là do cơ thể nạp quá nhiều chất dinh dưỡng gây dư thừa và mất cân bằng. Vậy nên, một chế độ ăn với nhiều tinh bột, chất béo, calo,… sẽ dẫn đến nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ rất cao.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ gồm:

  • Do gen di truyền từ những thành viên khác trong gia đình.
  • Do rối loạn hoocmon.
  • Do trẻ mắc một số bệnh lý về sức khỏe như: suy giáp trạng, lùn, bệnh về não, bệnh tuyến yên….
  • Lười vận động, hoạt động thể dục thể chất.
  • Trẻ thiếu ngủ thường xuyên hoặc trẻ gặp vấn đề tâm lý.
  • Do dùng thuốc có thành phần corticoid trong một thời gian dài.

Cách Nhận Biết Thừa Cân, Béo Phì Ở Trẻ

Để chẩn đoán tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ một cách chuẩn xác có thể thực hiện một trong hai phương pháp dưới đây:

  • Dựa Vào Chỉ Số BMI:

Đây là chỉ số dùng để xác định một người có gặp tình trạng thừa cân, béo phì hay không. Chỉ số này được xác định bằng cân nặng chia cho bình phương chiều cao.

Bảng chỉ số BMI tiêu chuẩn:

Chỉ số BMI Phân loại
Dưới 18.5 Dưới chuẩn
Từ 18.5 đến 24.9 Bình thường
Từ 25 đến 29.9 Thừa cân
Từ 30 đến 34.9 Béo phì cấp độ I
Từ 35 đến 39.9 Béo phì cấp độ II
Từ 40 trở lên Béo phì cấp độ III
  • Dựa Vào Chỉ Số WHR:

Xác định chỉ số WHR là phương pháp dùng để tính toán, đo lường sự phân bố của lượng mỡ trên các vùng của cơ thể như: eo, đùi, mông, bụng,… WHR được xác định theo công thức chu vi vòng eo chia cho chu vi vùng mông.

Bảng chỉ số WHR tiêu chuẩn:

Chỉ số WHR Nam Chỉ số WHR Nữ Đáng giá thể trạng
0.9 0.7 Tốt
Từ 0.9 đến 0.95 Từ 0.7 đến 0.8 Ít nguy hiểm
Từ 0.96 đến 1 Từ 0.81 đến 0.85 Nguy hiểm trung bình
Từ 1 trở lên Từ 0.85 trở lên Nguy hiểm (Thừa cân, béo phì)

Những Biến Chứng Do Thừa Cân, Béo Phì Gây Ra Ở Trẻ

Thừa cân, béo phì là do sự tích tụ của các khối mở trên cơ thể. Chính sự gia tăng bất thường này nên có thể gây ra nhiều rối loạn cũng như nguy cơ mắc bệnh lý và biến chứng:

khắc phục tình trạng trẻ thừa cân, béo phì
Tình trạng thừa cân, béo phí gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ
  • Xuất hiện bệnh lý về tim mạch sớm ở trẻ.
  • Do khối mở tăng, gây nên tình trạng ức chế hoạt động của insulin, làm cho glucose nằm trong lòng mạch không vận chuyển vào trong tế bào được. Do đó rất dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
  • Gây rối loạn nội tiết tố:

+ Đối với bé gái: dễ bị rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, dậy thì sớm và thậm chí có thể dẫn đến tình trạng u nang buồng trứng.

+ Đối với bé trai: dễ tăng estrogen gây nên tình trạng vú to bất thường hay nói giọng kim.

  • Gây nên các bệnh lý về xương khớp làm cho trẻ đi chậm hơn, không hoạt bát, không thích chạy nhảy, vui chơi. Hoặc thậm chí có thể dẫn đến tình trạng loãng xương sớm ở trẻ.
  • Gây rối loạn hô hấp: Thừa cân, béo phì có thể làm cho lượng mỡ thừa bám vào vùng cổ làm hẹp đường thở gây nên tình trạng trẻ bị thiếu oxy, ngủ hay ngáy, hoặc xuất hiện những cơn ngưng thở khi ngủ.
  • Trẻ dễ bị suy giảm trí thông minh: Vùng ghi nhớ và khả năng điều hành của não sẽ bị ảnh hưởng bởi sự phá hủy các tế bào thần kinh của lượng mỡ thừa.
  • Gây rối loạn vấn đề tâm lý ở trẻ: Bị thừa cân hay béo phì trẻ sẽ rất dễ cảm thấy tự ti về thân hình, từ đó trở nên nhút nhát, chậm chạp và khó hòa đồng hơn với bạn bè cùng trang lứa.

Phương Pháp Điều Trị Bệnh Thừa Cân, Béo Phì Ở Trẻ

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

  • Hạn chế ăn nhiều nguồn dinh dưỡng chứa hàm lượng chất béo no cao như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thịt mỡ,…
  • Nên ưu tiên những chất béo tốt như Omega 3, 6, 9 có trong cá biển.
  • Nên sử dụng nhiều những thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bánh mì đen,… sẽ mang đến cảm giác no lâu và giảm cảm giác thèm ăn hiệu quả.
  • Ăn nhiều trái cây chứa vitamin, nhiều rau xanh và uống nhiều nước.
  • Ăn đúng giờ, ăn trước khi đói và dừng ăn khi cảm thấy đã no.
  • Ăn chậm nhai kỹ.
nguyên nhân khiến trẻ bị thừa cân, béo phì
Có chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý

Thực hiện chế độ vận động khoa học

Bên cạnh ăn uống hợp lý thì việc thực hiện chế độ vận động khoa học cũng là một trong những phương pháp giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa, calo một cách hiệu quả nhất. Các bậc phụ huynh có thể khuyến khích trẻ vận động theo cường độ và thời gian hợp lý.

Có thể cho trẻ thực hiện một số hoạt động như: làm việc nhà, đi bộ cầu thang, chạy bộ buổi sáng, bơi lội, đạp xe,…

Khuyến khích trẻ thực hiện lối sống năng động, tích cực

Các bậc phụ huynh nên hạn chế trẻ tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại di động,.. để tránh việc trẻ trở nên lười biếng và thụ động hơn. Đồng thời, nên tập cho trẻ thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc để đảm bảo luôn có sức khỏe tốt.

Đưa trẻ đi khám định kỳ

Việc thăm khám định kỳ sức khỏe của trẻ không chỉ giúp đánh giá được tình trạng sức khỏe của trẻ, mà bên cạnh đó còn hỗ trợ phát hiện bệnh thừa cân, béo phì kịp thời. Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám định kỳ 6 tháng/lần.

cách nhận biết thừa cân, béo phí ở trẻ
Nên đưa trẻ đi thăm khám định kỳ

Trên đây là cách nhận biết trẻ thừa cân, béo phì và hướng khắc phục mà Venus56 vừa chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng qua nội dung bài viết này các bậc phụ huynh sẽ nắm thêm nhiều kiến thức quan trọng giúp trẻ tránh khỏi tình trạng thừa cân, béo phì hiệu quả nhất. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi.

5/5 - (1 bình chọn)

About vancaylahoa

Trần Xuân Quốc là một người có đam mê về thời trang, công nghệ, làm đẹp. Quốc chuyên tìm hiểu, nghiên cứu thông tin về các sản phẩm, phương pháp làm đẹp, giải pháp công nghệ để gửi đến tất cả mọi người. Các thông tin bổ ích nhất. Mong mọi người đón đọc và luôn ủng hộ quốc nhé

Trả lời